Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Cách phòng bệnh còi xương chậm lớn ở trẻ

Bệnh còi xương chậm lớn ngày càng phổ biến ở trẻ em, bệnh không hề hiếm gặp, thậm chí những trẻ bụ bẫm vẫn bị còi xương do nhu cầu canxi và photpho cao. Còi xương ở trẻ em nếu kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương khớp mà còn tác động đến khả năng phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm cách phòng bệnh còi xương chậm lớn cho trẻ qua bài viết dưới đây.

Biểu hiện bệnh còi xương ở trẻ em

Biểu hiện khi trẻ bị còi xương là thường xuyên quấy khóc, hay nôn chớ, trằn trọc, ngủ không ngon giấc, ra nhiều mồ hôi trộm ra nhiều cả lúc ngủ lẫn lúc thức. Xương sọ của trẻ có dấu hiệu mềm, thóp trước rộng, bờ mềm, chậm kín,xuất hiện bướu ở chán, ở đỉnh đầu làm đầu trẻ to ra.
Còi xương chậm lớn
Biểu hiện bệnh còi xương ở trẻ
Ngoài ra khiến răng của trẻ mọc chậm. Chân  bị cong kiểu vòng kiềng hoặc choãi ra như chữ X, chậm biết ngồi, biết đi.

Phòng bệnh còi xương ở trẻ

Mẹ cần lưu ý thường xuyên cho trẻ tham gia nhiều hoạt động nhằm tăng cường đề kháng cũng như sức khỏe của trẻ. Cho trẻ tắm nắng mỗi ngày và để lộ vùng chân, tay, lưng, bụng ra ngoài từ 10 - 15 phút vào mỗi buổi sáng để bổ sung lượng vitamin D cho trẻ.
Xây dựng một thực đơn dinh dưỡng khoa học cho bé mỗi ngày: Khi trẻ dưới 6 tháng tuổi các mẹ cần bổ sung sữa mẹ cho bé. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bé bắt đầu ăn dặm, do vậy mẹ cần bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất) để trẻ giúp cơ thể trẻ hấp thu dưỡng chất hiệu quả. Một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin D cần bổ sung cho bé như dầu cá hồi, cá hồi, cá thu, lươn, lòng đỏ trứng gà, sữa. Trong đó, hàm lượng Canxi cần thiết cho con, do vậy mẹ cần bổ sung thêm sữa và các chế phẩm từ sữa cho con mỗi ngày.
còi xương chậm lớn
Cung cấp vitamin D cho trẻ mỗi ngày

Ngoài ra, đối với các bà mẹ khi mang thai, hoặc có con đang có nguy cơ bị còi xương nên uống thêm dầu cá hoặc vitamin D nhưng cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ sản khoa, nhi khoa và tuyệt đối không được lạm dụng vitamin D cho trẻ. Đối với bé sinh non, thiếu tháng, thiếu cân rất mẹ hãy cho con thường xuyên đi khám định kỳ để được bác sỹ tư vấn chế độ ăn cho trẻ.

Với cách phòng bệnh còi xương chậm lớn ở trẻ chúng tôi vừa nói ở bài viết trên, mẹ có thể áp dụng cho con tại nhà. Tuy nhiên mẹ vẫn cần phải bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con, khuyến khích bé tham gia nhiều hoạt động để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh để chữa trị cũng như phòng bệnh còi xương ở trẻ hiệu quả.

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan


EmoticonEmoticon